Ấn tượng qua từng chuyến đi - và hơn thế nữa!

Translate

Khám Phá Động Phong Nha

Thông Tin Du Lịch Miền Trung 2014

Lễ Hội Dân Gian Ở Quảng Bình

Quảng Bình – vùng đất của sự giao thoa văn hoá Sa Huỳnh, với văn hoá Đồng Sơn thời tiền sử, nơi đây là vùng phên dậu của nhà nước Văn Lang – Âu lạc, từng là mảnh đất chứng kiến quá trình khai hoang lập làng mở nước về phương Nam của nhà nước Đại Việt, là ranh giới giao tranh thời Trịnh - Nguyễn, đây còn là tuyến đầu của hậu phưong lớn miền Bắc đới với cách mạng miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tất cả những điều đó đã để lại nững dấu ấn đậm nét trong văn hoá, làm cho di sản văn hoá ( gồm di sản văn hoá vật thể và phi vật thể) rất phong phú đa dạng mang đậm dấu ấn của một vùng quê có bề dày lịch sử văn hoá.
   Các lễ hội dân gian ở Quảng Bình ra đời từ xa xưa và mang những nét đặc trưng của mỗi vùng, miền trong tỉnh. Nhưng trong thời đại hội nhập và mở cửa, những nét đẹp của các lễ hội dân gian truyền thống ở tình ta ngày càng mất dần đi bản sắc vốn có của nó. Để bảo tồn phát huy các giá trị  của các lễ hội dân gian ở tình ta thì việc nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê và phục hồi các lễ hội dân gian truyền thống là việc làm rất cần thiết.
  Qua các lễ hội dân gian ở Quảng Bình, ta có thể phân là các loại hình như sau: Lễ hội tưởng nhớ những người có công với cộng đồng làng xã, lễ hội liên quan đến nghề nghiệp, lễ hội văn hoá và các lễ hội khác. Trong hệ thống các lễ hội dân gian ở Quảng Bình, thì có lễ hội phần lễ là phần chính và cũng có lễ hội phần lễ mất đi do các tác động của xã hội hiện đại chỉ còn lại phần hội gắn liền với những trò chơi dân gian.
  Về lễ hội tưởng niệm những người có công với cộng đồng làng xã chủ yếu được tổ chức để tưởng nhớ các vị khai canh, khai khẩn lập làng và thành hoàng của các làng xã. Nó bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ một vị thần bảo trợ cho các làng xã, các dòng họ và cho mỗi thành viên trong cộng đồng làng xã đó. Vì vậy để tưởng nhớ những người nhớ những người có công với làng xã và dân làng thì các làng quê ở trong tỉnh tổ chức các lễ hội thần khai canh, khai khẩn, thành hoàng với quy mô một làng hay một vài làng có chung thành hoàng. Chúng ta có thể kể đến các lễ hội đó như: Lễ hội tưởng niệm thành hoàng và các bậc khai canh thông Thượng Phong (Phong Thuỷ, Lệ Thuỷ), vị thần được dân làng tôn thờ ở đây là Hoàng Hối Khanh. Lễ hội tưởng niệm thành hoàng và các bậc khai canh làng Quảng Xá (Tân Ninh, Quảng Ninh) nhằm tưởng nhớ ông tổ họ Dương, Nguyễn, Trần - là những người có công khai khẩn ra làng. Lễ hội tưởng niệm thần khai cư ở Thanh Trạch (Bố Trạch), vị thần mà dân làng tôn thờ là ông Ngư – là người sáng lập ra làng và dạy cho dân làng nghề đánh cá. Lễ tưởng niệm thành hoàng làng Lũ Phong (Quảng Phong, Quảng Trạch) để tôn thờ và tưởng nhớ công lao của Phạm Xuân Quế và còn một số lễ hội ở các địa phương khác trong tỉnh.
  Tuỳ mỗ nơi mỗi hoàn cảnh và các điều kịên kinh tế mỗi làng mà việc thờ cúng và tổ chức các lễ hội có khác nhau. Có làng tổ chức vào đúng ngày sinh hoặc ngày mất của thần, có làng thì căn cứ vào dịp xuân sang, ngày nông nhàn để tổ chức lễ hội. nhưng nhìn chung, ngày tế thần là ngày lễ thiêng liêng nhất và vui nhất của dân làng. Nghi thức và thời gian của lễ hội có thể tuỳ theo từng làng mà có sự khác nhau ít nhiều, có làng tổ chức vài ba ngày, có nơi chỉ làm trong một ngày một đêm.
   Bên cạnh đó, ở tỉnh ta, nhân dân cũng thường xuyên tổ chức các lễ hội liên quan đến nghề nghiệp. Là những cư dân nông nghiệp nên công việc chủ yếu của nông dân trong tỉnh ta là làm ruộng và đánh bắt thuỷ hải sản. vì thế người dân ở các làng ở Quảng Bình cũng tổ chức một số lễ hội liên quan đến nghề nghiệp của chính làng mình. Với mục đích của các lễ hội là để cầu an và phù hội cho dân làng có mùa màng tốt tươi, mưa thuận gió hoà, đánh bắt được nhiều thuỷ hải sản và có cuộc sống ngày một sung túc hơn. Bên cạnh đó, các dịp lễ hội cũng là một hoạt động văn hoá, văn nghệ của nhân dân trong làng vui chơi sau những ngày tháng vất vả với cuộc sống mưu sinh. Các lễ hội mà ta có thể kể đến là: lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang của người dân Lệ Thuỷ; lễ hội đua trải ở Động Hải (Đồng Hới);  lễ hội đua trải ở Cảnh Dương (Quảng Trạch)… Thêm vào đó là các lễ hội cầu ngư: lễ hội cầu ngư ở Hải Ninh (Quảng Ninh); lễ hội cầu ngư ở Bảo Ninh (Đồng Hới); lễ hội cầu ngư ở Cảnh Dương (Quảng Trạch); lễ hội cầu ngư ở Lý Hoà (Bố Trạch)… Còn trên những huyện vùng núi của tỉnh, người dân cũng tổ chức một số lễ hội như: lễ hội cầu mùa của người Nguồn ( Minh Hoá); lễ hội cầu đảo của người Nguồn (Minh Hoá)…
   Nhìn chung các lễ hội này nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu tín ngưỡng của người dân trong vùng quê đó. Trong các lễ hội, sau phần nghi lễ với nghi thức trang trọng, uy nghiêm thì đến phần hội diễn ra vui vẻ với nhiều trò chơi, câu hát làm cho không khí của lễ hội vui tươi ấm áp hơn.
  Ngoài ra, tỉnh ta cũng có các loại hình lễ hội văn hoá với mục đích vui chơi giải trí như: Hội bài chòi ở Lệ thuỷ, Đồng Hới, TT Ba Đồn…; hát sắc bùa ở Quảng Ninhvà còn có hội làng ở các địa phương: hội làng Văn La, hội làng Quảng Phong, hội làng Cảnh Dương và các trò chơi dân gian như cờ người, chọi gà… Tất cả những lễ hội này là những sinh hoạt văn hoá lành mạnh, nó không những biểu hiện những sắc thái nghệ thuật đặc trưng của mỗi địa phương mà còn thể hiện sự sáng tạo, khéo léo, nhanh nhẹn của người dân trong các làng. Thêm vào đó, nó là dịp để mọi người cùng giao cảm với nhau, cùng nhau vui chơi tạo nêm một cộng đồng dân cư bền vững.
  Tóm lại, lễ hội dân gian truyền thống ở Quảng bình rất  đa dạng và phong phú, có sự kết hợp giữa nét truyền thống và hiện đại. Trong đó yếu tố truyền thống vẫn là nền tảng cơ bản. Yếu tố truyền thống là mục đích, là ý nghĩa, là ngi thức, là lễ tiết của lễ hội; còn yếu tố hiện đại là những trình diễn mới, những quy ước những trò chơi mới của lễ hội. Trong thời đại ngày nay cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, sự du nhập của các yếu tố văn hoá ngoại lai đã và đang tác động phần nào tới các lễ hội dân gian truyền thống ở Quảng Bình. Thiết nghĩ chúng ta cần có sự nghiên cứu bảo tồn những giá trị đích thực của các lễ hội, giữ lại những nét bản sắc văn hoá của các lễ hội đó và phát huy những giá trị ý nghĩa cao đẹp của chúng ta trong cuộc sống hiện tại và tương lai.

   Một tong những chức năng chính của bảo tàng nói chung và bảo tàng Quảng Bình nói riêng là sưu tầm, lưu giữ và bảo tồn các giá trị di sản văn hoá, ngoài việc bảo vệ các di sản văn hoá vật thể ra thì việc bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể cũng là một nhiệm vụ quan trọng. Vì các di sản văn hoá phi vật thể nói chung và các lễ hội dân gian nói riêng vừa là biểu hiện chân thực của ngày hôm qua, hiện thực của ngày hôm nay đồng thời là dư báo cho ngày mai.

Khám Phá Kho Cổ Vật Của Vua Khải Định

Thông Tin Du Lịch Miền Trung